• Blog
  • User Centered Design là gì?

User Centered Design là gì?

User Centered Design là gì?

Theo bạn đâu là yếu tố quan trọng để định hình lên một sản phẩm được đánh giá là thành công? Hầu hết chúng ta đều nghĩ đến một số câu trả lời như UX phải tốt, Visual phải đẹp, System phải tối ưu, Content đa dạng v.v.v.

Tất cả đều tập trung đào sâu vào trải nghiệm của người dùng khi bắt đầu hoặc đang trong giai đoạn phát triển sản phẩm. Mà đã bỏ qua một bước vô cùng quan trọng cần phải làm đầu tiên đó là User Centered Design.

 

Vậy User Centered Design là gì?

User Centered Design hay còn gọi tắt là UCD, đây là thuật ngữ được hình thành từ một chuỗi các phương pháp phân tích, thống kê, lập kế hoạch, đánh giá dữ liệu để phác thảo lên một mô hình thiết kế tập trung vào các vấn đề trọng tâm của user.

Tuỳ vào từng dự án hoặc sản phẩm mà quy trình UCD có thể được tối ưu lại để phù hợp với mục đích của đội ngũ phát triển và thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, yếu tố cốt lõi vẫn luôn là user.

 

1. Lịch sử phát triển của User Centered Design.

Theo tìm hiểu của mình thì những khái niệm cơ bản của thuật ngữ UCD được hình thành vào những năm 1969. Với tên gọi dài hơn 1 chút đó là User-Centerd System Design (UCSD), lâu hơn còn có tên gọi là Human-Centerd System Design (HCSD).

Dựa vào những giá trị cơ bản cốt lõi trong UCSD, con người đã bắt đầu phát triển ra những thuật ngữ thiết kế sản phẩm mang tính chất quan trọng và có ảnh hưởng cực lớn đến nhận loại hiện tại. Chúng ta có thể kể đến như:

  • Human-Centered Design (HCD)
  • User-Centerd Design (UCD)
  • User Experience (UX)
  • Inter- action Design (IxD) -Tiền thân của thuật ngữ Interaction Design ngày nay.
  • Human–Computer Interaction (HCI).
  • WIMP interfaces (Windows, Icons, Menus, Pointer).
  • Graphical User Interfaces (GUIs) -Tiền thân của thuật ngữ User Interface (UI) ngày nay.

Tuỳ vào từng chuyên ngành mà các thuật ngữ trên được tối ưu lại và áp dụng một cách có logic để giải quyết được những yếu tố trọng tâm của user.

 

2. Kỷ nguyên UCD bắt đầu khi nào?

Mặc dù mang những yếu tốt quan trọng dành cho thiết kế sản phẩm. Nhưng phải mất đến 17 năm sau đó, con người mới nhận thức được tầm quan trọng của thuật ngữ UCD trong thiết kế sản phẩm.

Ngày 01/01/1986, được coi là dấu mốc quan trọng của thuật ngữ UCD khi mà Donald A. Norman và Stephen W.Draper cho ra mắt quyển sách nổi tiếng User Centered System Design: New Perspectives on Human-Computer Interaction.

Sau giai đoạn trên thì kỷ nguyên nhận thức của các nhà phát triển với thuật ngữ UCD mới bắt đầu được coi trọng và áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển bấy giờ.

Trong bài viết này mình sẽ chỉ giới thiệu chi tiết các ý của thuật ngữ UCD, nếu các bạn muốn nắm rõ hơn hoặc hiểu sâu hơn. Thì có thể đọc đầy đủ mọi thứ trong quyển sách: User Centered System Design: New Perspectives on Human-computer Interaction

 

3. Hãy bắt đầu với UCD trước khi nghĩ đến UX.

Bạn là người làm sản phẩm, bạn có quyền quyết định sản phẩm mình đi theo hướng nào với một loạt các mục tiêu tiềm năng trên thị trường.

Nhưng xin đừng phán đoán nhu cầu người dùng bằng cảm tính không rõ ràng hoặc dựa theo một sản phẩm nào đó đã có sẵn. Vì sao ư?

  • Mỗi một sản phẩm được tạo ra để phục vụ cho một nhóm người dùng nhất định.
  • Mỗi một nhóm người dùng nhất định có một đặc thù và nhu cầu sử dụng riêng biệt.
  • Mỗi một nhu cầu riêng biệt cần có một giải pháp được phát triển tập trung vào đó để thoả mãn các điều kiện.
  • Mỗi một sản phẩm là một bản thể vì vậy đừng bắt người dùng phải trải nghiệm sản phẩm bạn làm ra như một bản sao ở đâu đó.

Hãy nhận thức rõ và bắt đầu vào triển khai User Centered Design trước khi bắt đầu với UX, hoặc những thứ mà đáng lẽ bạn chỉ nên bận tâm khi đã biết user mình cần gì.

 

4. Cấu trúc tầng nổi trong User Centered Design

Đây là mô hình triển khai mà đa phần các team làm sản phẩm thường áp dụng vào việc phát triển và xây dựng tính năng.

Cấu trúc tầng nổi trong UCD theo chiều bắt đầu từ thấp đến cao. Nhìn vào cấu trúc này, các bạn có thể thấy trọng tâm phát triển của sản phẩm tất cả đều bắt nguồn từ user.

Tầng nổi trong UCD là một quá trình làm việc không chỉ kết hợp các giải pháp phân tích mà còn là một quy trình làm việc liên kết toàn bộ các team.

Vì vậy nếu xuất phát điểm user không rõ ràng, sai mục đích phân tích thì sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền phát triển.

 

5. Cấu trúc tầng đáy User trong UCD

Ở cấu trúc tầng đáy này, UCD hướng các nhà phát triển vào việc khai thác các giá trị trọng tâm của user. Bạn có thể tham khảo process bao gồm bốn điểm chính mà mình áp dụng để phân tích user dưới đây nhé:

  • Understand Context Of User: Nắm được trọng tâm của user tương tác với sản phẩm nói chung và tính năng nói riêng. Hiểu và dự đoán được mức độ tiềm năng của thị trường mà sản phẩm bạn đang hướng đến.
  • Specify User Requirements: Dựa vào ngữ cảnh tìm ra được những nhu cầu, mục tiêu chính của user cần là gì?
  • Design Solutions: Thiết kế lên những luồng giải pháp để giải quyết những nhu cầu trên. Phải đảm bảo được mong muốn user phù hợp với mục tiêu của business, không đi lệch trọng tâm cốt lõi của sản phẩm.
  • Evaluate Against Requirements: Đánh giá tổng quan giải pháp dựa trên những nhu cầu, và trọng tâm tương của user với sản phẩm.

Giai đoạn đánh giá sẽ quyết định giải pháp đã phù hợp với tệp user chưa. Nếu phù hợp hãy đẩy lên tầng nổi của UCD để kick-off. Nếu chưa thì cần phân tích lại theo vòng lặp sau:

  • Mức 1: Xem lại giải pháp đã hợp lý với nhu cầu của user muốn trên sản phẩm.
  • Mức 2: Xem lại nhu cầu đề ra có phù hợp với giá trị cốt lõi của sản phẩm.
  • Mức 3: So sánh giá trị cốt lõi của sản phẩm và user có phù hợp với nhu cầu và giải pháp đề ra.

Hãy luôn nắm được trọng tâm và giá trị cốt lõi của sản phẩm.

Trong quá trình phát triển và xây dựng tính năng cho người dùng, việc sửa chữa và thay đổi theo vòng lặp trên sẽ diễn ra liên tục. Ngoài việc tổng hợp các luồng dữ liệu thì bạn và team mình cần có sự kiên trì, quyết tâm cao để đạt được đúng mục đích mà mình muốn mang đến cho user.

---

Bài viết được biên soạn & tổng hợp bởi GV An Bùi, phát hành độc quyền tại Keyframe. Thiết kế minh họa bởi Keyframe.

Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học thiết kế UI từ cơ bản đến nâng cao thì khóa học Figma UI Design tại Keyframe sẽ là phù hợp với bạn: https://keyframe.vn/khoa-hoc-offline/khoa-hoc-figma-ui-design-80.html

Ngoài ra, để hoàn thiện quy trình và tư duy thiết kế Product, bạn cũng nên tham gia một khóa học thiên hướng về UX như khóa Web/ Mobile App Product Design, xem chi tiết tại link sau: https://keyframe.vn/khoa-hoc-offline/khoa-hoc-thiet-ke-uxui-web-mobile-app-product-design-82.html