• Blog
  • 5 vị trí trong ngành UI/UX Design mà bạn có thể theo đuổi

5 vị trí trong ngành UI/UX Design mà bạn có thể theo đuổi

5 vị trí trong ngành UI/UX Design mà bạn có thể theo đuổi

Khi mới bắt đầu học UI/UX Design, chắc hẳn rằng bạn sẽ còn rất mông lung với các khái niệm và kiến thức của nghề nghiệp này.

Bài viết này dành cho các bạn mới tìm hiểu UI/UX Design. Giúp bạn có một cái nhìn rõ hơn về các vị trí mà bạn có thể đảm nhiệm trong tương lai.

Có 5 title mà bạn có thể gặp phải tại Việt Nam khi làm trong ngành UI/UX đó là:

  • UX Designer
  • UI Designer / Visual Designer
  • UX Researcher
  • UX Writer
  • UI/UX Motion Designer

Cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung bên dưới nhé:

 

1. UX Designer

User Experience Designer, bạn sẽ tập trung vào việc thiết kế trải nghiệm khi một người dùng tương tác với sản phẩm. Trải nghiệm ở đây mang một nghĩa rất lớn, từ sắp xếp cấu trúc và điều hướng trong sản phẩm, đến từng tương tác của người dùng trên sản phẩm có dễ dàng hay không…

Thiết kế tương tác, hay còn gọi là Interaction Design là một trong những skill sets của UX Designer. Vì vậy các bạn thường thấy title Interaction Designer vẫn được tuyển dụng ở nước ngoài, tại Việt Nam vẫn chưa chia khái niệm đó mà ta vẫn gọi chung là UX Designer

Việc thiết kế trải nghiệm người dùng không đơn giản bạn chỉ quan tâm đến lợi ích của người dùng thôi, mà bạn còn quan tâm cho cả doanh nghiệp. Việc cân bằng giữa "Users' needs" and "Business's goal" là một trong những điều kiện tiên quyết của UXD.

Ví dụ CEO muốn thêm tính năng, muốn highlight tính năng đó ở những menu ở phía ngoài để có thể truy cập được. Tuy nhiên đối với người dùng, cá nhân bạn đánh giá là nó nên nằm sâu bên trong, nó phải ở mục setting hoặc profile...Đứng giữa những yêu cầu trái chiều nhau, bạn phải cân bằng và đưa ra được đáp án hợp lý nhất - đó cũng là một công việc của UX Designer.,..

 

2. UI Designer / Visual Designer

Chú trọng vào việc sản phẩm trông như thế nào, xấu đẹp ra sao. Sau khi UX Designer làm wireframe, làm flow rồi sẽ đưa qua cho UI Designer. UI Designer sẽ theo và bắt đầu thiết kế.
Nhưng UI Designer không chỉ có như vậy, UI Designer còn có thể làm 1 bộ thư viện để thiết kế được tiện lợi hơn và đó gọi là Design System.

Vị trí UI Designer tại Việt Nam thực ra thì không được tuyển dụng nhiều, hầu như các doanh nghiệp họ thường tuyển title gộp là UX/UI Designer (hoặc UI/UX Designer - vế nào nằm trước thì được công ty đó chú trọng nhiều hơn). Một vị trí nhưng hiểu và làm được cả 2 skill set UX và UI.

 

3. UX Researcher

Khi bạn là UX/UI Designer thì bạn cần phải biết reseach và dùng research để đưa ra những giải pháp hợp lý, sát thực tế và tránh thuần dựa theo quan điểm cá nhân.

Research cũng là 1 trong những skill set của UXD. Tuy nhiên khi đào sâu vào research thì một số công ty lớn họ vẫn quyết định tuyển UX Researcher.

Các phương pháp research rất đa dạng nhưng mục đích vẫn là giúp cho đội ngũ sản xuất nắm được hành vi người dùng và cách họ dùng sản phẩm trong một số bối cảnh nhất định. 

 

4. UX Writer

Trong các ứng dụng, ngoài hình ảnh minh hoạ thì các câu chữ đến từ nhà phát triển, thường là câu hướng dẫn, đoạn tiêu đề, đoạn thông báo... là trách nhiệm của UX Writer.

Ngoài ra thì UX Writer còn có nhiệm vụ xây dựng bộ Content Guidelines cho sản phẩm. Mục đích là tạo ra một bộ hướng dẫn cách viết nội dung với tone & voice như thế nào để phù hợp với sản phẩm.


UX Writer tại thị trường Việt Nam hiện đã có nhiều công ty lớn tuyển rồi vì tone and voice có thể tạo được cá tính trong sản phẩm và nâng tầm trải nghiệm người dùng. Đây cũng là một cơ hội mở ra cho các bạn content, marketing nếu các bạn có đam mê về thiết kế trải nghiệm.

Để làm được UXW, các bạn nên hiểu một chút về UX design, cụ thể là Information Architect, học thêm 1 chút về công nghệ, biết và vẽ được user flow/ user journey…

 

5. UI/UX Motion Designer

Một số công ty sẽ tuyển thêm vị trí Motion để làm chuyển động. Nếu những người làm sản phẩm thấy rằng app của mình thiếu độ sống động thì họ sẽ mong muốn thêm animation, motion vào để sản phẩm nhìn vui vẻ hơn, có sức hút hơn.

Ngoài ra thì Motion Designer cũng có thể đảm nhận khâu prototype để pitching hay demo sản phẩm cho Dev, Engineer...

Hiện nay phần mềm After Effects là giải pháp tối ưu để làm motion/ animation cho sản phẩm. Về quy trình thì vẫn giống như Animation/ Motion Video, nhưng sẽ có bước xử lý để có thể nhúng vào ứng dụng. Đây cũng là cơ hội để các bạn Animation/ Motion Design chuyển sang mảng UX/UI.

Bài viết được biên soạn, tổng hợp, thiết kế minh họa & phát hành độc quyền bởi Keyframe.

Nếu bạn muốn trở thành UX/UI Designer toàn diện từ tư duy mỹ thuật thiết kế đến chuyên môn UX/ UI thì tham khảo chương trình học UX/UI Product Design Completed nhé, bạn có thể xem thông tin đây: https://keyframe.vn/cth/chuong-trinh-hoc-uiux-design-completed-4.html

Nếu bạn mới bắt đầu, chưa xác định phù hợp với lĩnh vực thiết kế nào thì hãy tham khảo Chương trình học Multimedia Design Generalist tại Keyframe: https://keyframe.vn/cth/chuong-trinh-hoc-multimedia-design-generalist-7.html