• Blog
  • 9 bước học dựng phim hiệu quả

9 bước học dựng phim hiệu quả

9 bước học dựng phim hiệu quả

Nhiều bạn mới tìm hiểu về dựng phim sẽ rất là phân vân không biết học dựng phim như thế nào để hiệu quả. Tự học hay học ở trung tâm? Học phần mềm nào? Học ở đâu…

Bài viết này mình sẽ chia sẻ 9 bước giúp bạn học dựng phim hiệu quả dành cho các bạn mới bắt đầu tìm hiểu và muốn học dựng phim.

À trước khi đọc tiếp thì đừng quên đăng ký tham dự Workshop "Editor - Thợ hay Thầy?" cho Keyframe tổ chức ONLINE MEET vào tối 19h Thứ 5, ngày 16/11 tới đây nhé.

 

1. Chọn lựa phần mềm học dựng phim

Khi mới bắt đầu học dựng phim, bạn cần học cách sử dụng và làm chủ phần mềm trước đã. Đừng quá để tâm đến việc video của bạn có bố cục, có truyền tải được câu chuyện hay không, vì đó là bước thứ hai sau khi bạn đã làm chủ được phần mềm.

Hiện nay có khá nhiều phần mềm dựng phim. Phổ biến nhất có thể kể đến Adobe Premiere (Mac, Window), Final Cut Pro (Mac). Bạn nên tìm hiểu trên mạng trước phần mềm nào phù hợp với nhu cầu và cấu hình máy tính của bạn. Nên sử dụng phần mềm được nhiều người xài trong ngành vì nếu bạn có thắc mắc gì khi hỏi cũng dễ tìm được lời giải đáp hơn.

Những phần mềm này được chia sẻ trên mạng internet rất nhiều và không khó để các bạn tìm được bản cài đặt.

 

2. Học qua video hướng dẫn trên mạng

Sẽ luôn có các nguồn, tài liệu, video hướng dẫn trên mạng. Phần mềm càng phổ biến như Adobe Premiere hay Final Cut X thì càng có nhiều các video hướng dẫn.
Bạn có thể tìm kiếm các tutorial hướng dẫn trên Youtube.

Học thông qua các tutorial trên mạng đòi hỏi bạn phải kiên trì và tìm được nguồn học đáng tin cậy. Ngoài ra, các bạn phải hệ thống lại những kiến thức đã xem qua để nắm vững được phần cơ bản nhất của phần mềm rồi mới tiếp tục tới những tutorial nâng cao hơn.

 

3. Thu thập footage, các cảnh quay để luyện tập

Đây là lúc mà bạn có thể mang những gì mình quay được trong file “Kỷ niệm còn đó” ra để sử dụng. Luyện tập luôn giúp ta thành thạo, nhớ lâu hơn.

Việc học dựng phim sẽ mang lại kết quả tốt hơn khi những dữ liệu dùng để dựng phim là những thước phim mà bạn đã quay.

Nếu các tutorial bạn học có cung cấp cả source quay để bạn thực hành thì thật tuyệt vời, còn nếu không có cũng không gì đáng lo ngại cả. Bạn có thể kiếm các video khác trên mạng hoặc dùng các video của bạn để cắt ghép, chuyển cảnh, slowmotion,...

 

4. Thử nhiều hiệu ứng khác nhau

Ngoài việc ghép các footage lại với nhau, thì bạn có thể cắt, nối, làm mờ cảnh, làm hiệu ứng slow motion, lật ngược cảnh quay,... Áp dụng và kết hợp nhiều hiệu ứng khác nhau giúp bạn có những thước phim ấn tượng, sinh động.

 

5. Âm nhạc mang lại cảm xúc cho video

Bánh mì phải có pate, video muốn đê mê là phải thêm nhạc vào.

Tất nhiên bạn không tùy tiện quăng đại một bài nhạc hay một âm thanh vào mà chả khớp gì với phân cảnh trong video.

Âm nhạc cổ điển mang lại cho video bạn sự nhẹ nhàng trong cảm xúc, trong khi đó các loại nhạc heavy metal, rock làm cho cảnh phim trở nên dữ dội, dồn dập. Đôi khi việc sử dụng bài nhạc nào cho video của bạn là 1 lựa chọn rất tốn thời gian, vì vậy có thể nói việc sử dụng âm thanh thế nào đúng là cả một nghệ thuật đấy.

 

6. Thêm Opening và Ending credit cho video

Ở các bộ phim chiếu rạp bạn sẽ thấy những hàng chữ Credit giới thiệu xuất hiện ở đầu và cuối phim, bao gồm tên của công ty làm phim, đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên, những người dựng phim, làm hiệu ứng, âm nhạc, bài hát được sử dụng,...

Phần credit sẽ tạo sự chuyên nghiệp cho video của bạn, như một lời cảm ơn tới những người đã góp phần tạo nên video đó. Hầu hết các phần mềm dựng phim đều cho phép bạn chèn chữ trực tiếp trên giao diện.

 

7. Video cần có nội dung

Khi bạn đã nắm vững những kỹ năng cơ bản dựng phim, hãy cố gắng sắp xếp toàn bộ các cảnh quay để diễn tả được nội dung của bạn.

Bạn cần mường tượng trong đầu câu chuyện bạn muốn diễn ra như thế nào, các cảnh quay cần có, các hiệu ứng hay âm thanh bạn cần, chuẩn bị sẵn hết mọi thứ rồi tiến hành dựng. Sẽ rất tốt nếu bạn có thể viết ra một kịch bạn sơ lược, vẽ storyboard, hay sketch đơn giản một vài khung cảnh cho những thước phim của bạn.

 

8. Đọc sách, tài liệu về dựng phim, làm phim

Sau khi dựng được phim cơ bản, Nếu muốn đi xa hơn, muốn làm những video hay hơn, bạn cần trau dồi thêm kiến thức qua sách, tài liệu về làm phim, dựng phim.

 

9. Lấy chứng chỉ về dựng phim

Tuy ngành dựng phim không yêu cầu bằng cấp, nhưng nếu bạn cần bằng cấp để ứng tuyển tại các công ty, thì bạn nên học thông qua trường lớp.

Học qua trường lớp giúp Bạn tiết kiệm thời gian, tránh những sai lầm khi tự học... đảm bảo đầy đủ kỹ năng và kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu.

Bạn có thể học các khóa dựng phim ngắn hạn, hay các khóa dài hạn tại trung tâm.

Nếu bạn tìm kiếm 1 khóa học dựng phim cơ bản, hãy tham khảo ở đây nhé: https://keyframe.vn/khoa-hoc-offline/khoa-hoc-dung-phim-premiere-6.html

---

Bài viết được tổng hợp, biên soạn và thiết kế minh họa bởi Keyframe Team.

Đừng quên đăng ký tham dự Workshop "Editor - Thợ hay Thầy" trước khi rời khỏi bài viết nhé ^^