5 lỗi sử dụng Capcut phổ biến dễ mắc phải
Capcut là phần mềm chỉnh sửa video phổ biến, với nhiều tính năng "mì ăn liền" chuyên dụng thích hợp để edit các video ngắn post lên các nền tảng mạng xã hội.
Cũng chính vì dễ dùng, dễ tiếp cận nên cũng dễ mắc phải những lỗi sai khi dựng phim, nhất là những bạn newbie đang tự học edit trên Capcut.
Hãy cùng Keyframe tìm hiểu TOP 5 lỗi sử dụng Capcut cần tránh nhé.
1. Sử dụng chuyển cảnh phức tạp
Chuyển cảnh (Transitions) giúp video trở nên độc đáo, tạo dấu ấn mạnh mẽ với người xem. Khi video có nhiều phân đoạn khác nhau, các chuyển cảnh phức tạp có thể giúp các đoạn video được nối với nhau mượt mà hơn, tạo cảm giác liền mạch thay vì bị ngắt quãng đột ngột.
Tuy vậy nhiều bạn đang lạm dụng chuyển cảnh, đặc biệt là các chuyển cảnh có hiệu ứng phức tạp. Điều này sẽ gây ra sự khó chịu về mắt, đôi khi là không phù hợp với style video.
2. Lạm dụng các hiệu ứng
Tương tự với chuyển cảnh, Hiệu ứng (Effects) trong Capcut giúp video trở nên sinh động, sáng tạo, gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem. Khi bạn được cung cấp sẵn một kho tài nguyên hiệu ứng đa dạng và dễ sử dụng, việc lạm dụng các hiệu ứng trong Capcut trở thành điều khá phổ biến.
Việc sử dụng quá nhiều hiệu ứng có thể gây ra các vấn đề về thẩm mỹ và trải nghiệm người xem, làm giảm đi giá trị nội dung của video.
3. Text/Caption bị chìm, khó đọc
Một trong những vấn đề phổ biến khi chỉnh sửa video trong Capcut là việc Text hoặc Caption bị chìm và khó đọc. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm của người xem, đặc biệt nếu caption chứa thông tin quan trọng cần được truyền tải một cách rõ ràng.
Nguyên nhân có thể do font chữ nhỏ, typeface không phù hợp, màu sắc tương phản giữa chữ và background không tốt,…
4. Chưa tận dụng Sound Effects có sẵn
Trong khi hình ảnh và hiệu ứng thị giác là những yếu tố quan trọng, âm thanh cũng đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra trải nghiệm đa chiều và thu hút người xem.
Sound Effects giúp làm nổi bật các khoảnh khắc quan trọng trong video, chẳng hạn như âm thanh của hiệu ứng chuyển cảnh, đối tượng di chuyển, hoặc biểu cảm nhân vật. Những âm thanh nhỏ này có thể khuếch đại cảm xúc và sự hấp dẫn thị giác, khiến video trở nên sống động và ấn tượng hơn.
5. Không lên kịch bản, nghĩ tới đâu dựng tới đấy
Mặc dù Capcut là một công cụ dễ sử dụng, cho phép người dùng chỉnh sửa nhanh chóng và sáng tạo, tuy nhiên nếu không xây dựng kịch bản trước, cứ nghĩ tới đâu dựng tới đấy có thể gây ra ra sự thiếu nhất quán về mặt nội dung và phong cách, ảnh hưởng tới chất lượng tổng thể của video.
Nếu không có kế hoạch cụ thể, người dùng có thể phải xóa hoặc sắp xếp lại các đoạn video, sửa đi chỉnh sửa lại nhiều lần, khiến quá trình dựng mất nhiều thời gian và công sức hơn dự kiến.
---
Hy vọng những chia sẻ của Keyframe sẽ giúp được ích nhiều cho bạn.
Bài viết được tổng hợp, biên soạn và thiết kế minh họa bởi Keyframe Team.
Nếu bạn đang tìm khóa học về Dựng phim Capcut thì khóa học Dựng Phim Capcut Social Video Editing tại Keyframe sẽ giúp bạn tự mình edit bất kỳ video social ở bất kỳ thể loại nào như vlog, travel, review, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ kiến thức...: https://keyframe.vn/khoa-hoc-offline/khoa-hoc-dung-phim-capcut-social-video-editing-91.html