• Blog
  • 6 redflag job freelance Designer cần cẩn trọng

6 redflag job freelance Designer cần cẩn trọng

6 redflag job freelance Designer cần cẩn trọng

Là Designer, ai lại chẳng mong nhận được thêm mấy job freelance "thơm béo" để làm. Tuy vậy với kinh nghiệm đúc kết từ kha khá năm nằm gai nếm mật với nghề cũng như từ những bạn bè đồng nghiệp, Keyframe nhận ra thị trường job thơm thì ít mà job thối thì nhiều.

Và đây sẽ là 6 redflag job freelance mà Designer có thể lưu ý khi làm việc nhé:

 

1. Dự án không dành cho bạn

 

Nếu dự án nằm ngoài scope of work, vượt quá khả năng của Designer, hãy cân nhắc có nên nhận dự án hay không.

Bạn nhận được 1 lời đề nghị hợp tác với khách hàng tiềm năng. Bạn và khách hàng gặp gỡ, trao đổi và mô tả về dự án mà họ muốn bạn thực hiện.
Khi lắng nghe, bạn nhận ra rằng dự án này thực sự không phải là thứ nằm trong scope of work của bạn. Bạn không thể thực hiện nó, hoặc nếu có cố gắng thì cũng không đảm bảo đạt kỳ vọng mà khách hàng yêu cầu.

Designer cần đánh giá đúng về tính chất của dự án (điều này đòi hỏi cần phải có kinh nghiệm). Nhận một dự án nằm ngoài khả năng, nếu làm tốt bạn sẽ học hỏi được rất nhiều, nhưng nếu không sẽ gây thiệt hại cho chính bản thân và cho khách hàng. Đó là con dao 2 lưỡi, hãy suy nghĩ thận trọng. 

Đây là redflag job freelance đầu tiên khi Designer tìm việc, cẩn tắc vô áy náy, tránh được ngay từ lúc đầu sẽ đỡ "khộ".

 

2. Deadline “phi thực tế”

 

Nếu khách hàng đưa ra một deadline quá ngắn, quá khó để bạn hoàn thành đúng hạn. Hãy từ chối, hoặc thương thảo lại thời hạn của dự án.

Một điều tối quan trọng khi nhận bất kỳ dự án nào đó là phải hỏi về Deadline. Hãy chắc chắn rằng cả bạn và khách hàng hiểu đúng về DEADLINE, là lúc bạn gửi bản thiết kế đầu tiên, hay là bản FINAL sau khi đã qua 77 49 lần chỉnh sửa.

Để đánh giá chính xác thời gian thực hiện một dự án đòi hỏi kinh nghiệm thực chiến của bản thân Designer. Khi nhận yêu cầu từ khách hàng, trong đầu bạn nghĩ là “À cái này mình làm được trong 6 tuần” nhưng khách hàng yêu cầu bạn phải giao bản FINAL trong 2 tuần nữa thì đó là vấn đề lớn đấy.

Hãy trao đổi thẳng thắn với khách hàng về thời gian thực hiện dự án nhé.

 

3. Không có bản Brief rõ ràng

Bản Brief vô cùng quan trọng để bắt đầu một dự án. Hãy yêu cầu khách hàng cung cấp bản Brief chi tiết trước khi bắt tay vào làm.

Để bắt đầu một dự án, bạn cần nhận được một bản Brief chi tiết từ khách hàng. Dự án bạn làm là gì, đối tượng là ai, màu sắc, font chữ yêu cầu là gì? Tất cả cần được list ra rõ ràng bằng văn bản chứ không nói qua loa trong buổi họp.

Khách hàng bảo “họ quá bận” hoặc “cảm thấy không cần thiết” để làm một bản Brief thì Designer cần nói KHÔNG với dự án. Ngay cả khi khách hàng gửi cho bạn Brief, bạn cần đọc kỹ và đặt câu hỏi lại cho khách hàng để nhận được thông tin cần thiết.

 

4. Không có tiền đặt cọc

 

Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Dù khách là hay quen, hãy yêu cầu đặt cọc tiền cho dự án. Đây là điều bình thường trong kinh doanh, hợp tác làm ăn.

Nếu bạn đang làm việc với một khách hàng mới, hãy nhận tiền đặt cọc trước khi bắt đầu dự án. Theo kinh nghiệm thì tầm 30% - 50% tổng giá trị dự án. Đây là điều bình thường trong kinh doanh, thế nên đừng ngại ngùng yêu cầu khách hàng đặt cọc.

Và tất nhiên redflag xảy ra khi khách hàng từ chối và bảo rằng “Ở đây chúng tôi không làm việc kiểu thế”.

Việc bạn có bắt đầu công việc hay không trước khi nhận được tiền đặt cọc là tùy thuộc vào bạn. Một số Designer rất nghiêm ngặt về vấn đề này, họ chỉ bắt tay vào làm khi thông báo ngân hàng ting ting. Một số khác sẽ triển khai dự án với lời hứa rằng tiền gửi sẽ đến sau vài ngày nữa.

 

5. Người làm việc trực tiếp trong suốt dự án

 

Nên có một người cố định follow trong suốt quá trình thực hiện dự án. Vai trò và quyền hạn của người đó cần được làm rõ để dự án được triển khai trơn tru.

Trong suốt quá trình thực hiện dự án, bạn cần làm rõ người nào sẽ làm việc trực tiếp với bạn? Người đó có quyền hạn gì? Là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong khâu kiểm duyệt dự án hay chỉ là bạn Account follow dự án thôi.

Người làm việc trực tiếp dự án cần có hiểu biết chuyên môn để có thể đưa ra những feedback kịp thời, giúp dự án đi đúng hướng, tránh sửa đổi nhiều lần gây tốn thời gian 2 bên.

 

6. Giác quan thứ 6

 

Không cần đếm quẻ tay, không cần coi bài tarot, bằng linh cảm và kinh nghiệm bản thân, Designer cần nhận ra những dấu hiệu của một job freelance tệ.

Bằng tất cả kinh nghiệm từng trải trong nghề, bạn nhận ra ngay những dấu hiệu của một job freelance, một khách hàng tệ.

Ví dụ khách hàng hay đến trễ trong các buổi họp, không có sự chuẩn bị trước, chưa nắm rõ bản thân mong muốn gì… Nếu bạn cảm thấy có điều gì đó “sai sai” ngay từ khi bắt đầu, hãy cố làm rõ nó trước khi xách tay vào làm.

---

Hy vọng những chia sẻ của Keyframe sẽ giúp được ích nhiều cho bạn.

Bài viết được tổng hợp, biên soạn và thiết kế minh họa bởi Keyframe Team.

Nếu bạn là người mới, muốn học Graphic Design từ cơ bản đến nâng cao. Thì hãy tham khảo ngay chương trình học Graphic Design Toàn Diện này. Hiện đang tuyển sinh lớp ban ngày và lớp buổi tối: https://keyframe.vn/cth/chuong-trinh-hoc-thiet-ke-do-hoa-2d-graphic-design-1.html